A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chiến dịch Hồ Chí Minh

QPTĐ-Sau khi giải phóng Tây Nguyên và các tỉnh ở miền Trung, vào đầu tháng 4-1975, các cánh quân của ta đều hướng về phía Nam chuẩn bị cho một cuộc hội quân lớn để giải phóng Sài Gòn.

Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp thảo luận kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam. 

Ngày 8-4, trong cuộc họp đông đủ của Trung ương Cục, Quân uỷ và Bộ chỉ huy Miền, có thêm cán bộ của Bộ Tổng Tư lệnh tham dự, đồng chí Lê Đức Thọ phổ biến nội dung nghị quyết của Bộ Chính trị họp ngày 25-3 tại Hà Nội. Cuối cuộc họp đồng chí phổ biến quyết định của Bộ Chính trị thành lập Bộ Tổng Tư lệnh chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định gồm các đồng chí: Văn Tiến Dũng-Tổng Tư lệnh, Phạm Hùng-Chính uỷ. Các Phó Tư lệnh: Trần Văn Trà, Lê Đức Anh, Đinh Đức Thiện, Phó Tư lệnh phụ trách hậu cần, Lên Ngọc Hiền, Tham mưu trưởng. Sang ngày 22.4.1975, bổ sung thêm Lê Trọng Tấn làm Phó Tư lệnh, Lê Quang Hoà làm Phó Chính uỷ.

Thời gian hết sức khẩn trương, Bộ Chính trị chỉ thị cuộc tổng công kích vào Sài Gòn càng sớm càng tốt.

Trong không khí náo nức, sôi động của chiến trường, lần lượt các Bộ Tư lệnh quân chủng, binh chủng, quân đoàn đến sở chỉ huy chiến dịch nhận nhiệm vụ. Riêng đối với Quân đoàn 4, Quân đoàn 2, Sư đoàn 3 của Quân khu 5 đang chiến đấu ở cánh Đông, Bộ chỉ huy chiến dịch cử Đại tá Lương Văn Nho đi truyền đạt nhiệm vụ. Bản mệnh lệnh có chữ ký của đồng chí Phạm Hùng và Văn Tiến Dũng nêu rõ: Tất cả các binh đoàn thuộc cánh quân phía Đông đều đặt dưới quyền chỉ huy của đồng chí Lê Trọng Tấn, tác chiến theo kế hoạch thống nhất của Bộ Chỉ huy chiến dịch.

Sau khi thành lập Bộ Chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn và điểm các cánh quân trên các hướng, các đồng chí trong Bộ Chỉ huy thao thức , trăn trở nhớ đến Bác Hồ, Người đã suốt đời hi sinh tất cả cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nhớ tên Bác đã được đặt cho thành phố Sài Gòn, Bộ Chỉ huy chiến dịch nhất định đặt tên chiến dịch tổng công kích và nổi dậy giải phóng Sài Gòn với ý nghĩa và quy mô lớn nhất trong cuộc chiến tranh giải phóng đất nước, là Chiến dịch Hồ Chí Minh. Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương thông qua quyết tâm và kế hoạch giải phóng Sài Gòn-Gia Định. Hồi 17 giờ 50 phút ngày 14-4-1975, bức điện số 37/TK của đồng chí Lê Duẩn-Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng gửi đến mặt trận Sài Gòn: "Đồng ý chiến dịch Sài Gòn lấy tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh".

Xen tăng quân giải phóng húc đổ cổng Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975.

Như vậy, 95 năm trước, Sài Gòn là nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. Sài Gòn và cả miền Nam đi trước về sau trong suốt 30 năm kháng chiến lâu dài. Giờ đây, tên Bác gắn với một sự kiện lịch sử trọng đại sắp diễn ra, cho thấy tầm vóc to lớn của chiến dịch, tính triệt để và tất thắng của nó, đánh vào Sài Gòn như thế nào cho nhanh, chắc thắng, làm sụp đổ cả chế độ phản động, đập tan cả hệ thống tổ chức nguỵ quân, nguỵ quyền từ Trung ương đến tận cơ sở, phá tan bộ máy chiến tranh, với bản chất phản động hiếu chiến, ngoan cố của bè lũ tay sai, đè bẹp ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ.

Phương Linh

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội