A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

“Bánh mì không phải… lương thực”

 

QPTĐ-Những ngày gần đây, các báo đều đăng tin các tỉnh Hậu Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang... đang thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ về giãn cách phòng chống dịch Covid-19, đã ra công văn liệt kê các loại hàng hóa thiết yếu (những mặt hàng người dân được phép ra khỏi nhà để mua bán trong bối cảnh thực hiện giãn cách. Đáng chú ý là nội dung các công văn này ngoài việc nêu các loại vốn dĩ đã là lương thực, thực phẩm như gạo, ngô, khoai, sắn; các loại thịt, cá … đã nhấn mạnh đến các sản phẩm chế biến từ bột, tinh bột như các loại bánh (trong đó có bánh mì) là thực phẩm, nằm trong nhóm hàng hóa thiết yếu, phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu hàng ngày của người dân. Một câu hỏi đặt ra là vì sao các địa phương lại phải có công văn để giải thích khái niệm về các mặt hàng thực phẩm và chúng có phải là các mặt hàng có thiết yếu hay không? Trong khi , các loại lương thực, thực phẩm nêu trên đã được người dân sử dụng trong cuộc sống hàng ngày? Công văn của các địa phương trên đây có liên quan gì đến nhận thức của một vị lãnh đạo UBND phường Vĩnh Hòa (Nha Trang, Khánh Hòa) khi khẳng định với người dân rằng, bánh mì không phải là thực phẩm?

Mới đây, dư luận xôn xao về một đoạn Clip quay lại hình ảnh đoàn kiểm tra liên ngành tại Thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) xử phạt một công nhân vi phạm quy định khi ra đường trong thời gian giãn cách xã hội. Mặc dù người công nhân đã xuất trình giấy tờ của Công ty xác nhận ra đường theo yêu cầu công việc nhưng ông Trần Lê Hữu Thọ, Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Hòa cùng các lực lượng làm nhiệm vụ đã kiên quyết xử phạt công nhân này, vì phát hiện trên xe có một ổ bành mì!  Ông Thọ nói, “bánh mì không phải lương thực, thực phẩm, không phải thiết yếu, mà là… đồ ăn”, nên cần xử phạt theo Chỉ thị 16. Sự việc được phổ biến trên mạng xã hội và ngay lập tức nhận được sự phản ứng của dư luận về cách ứng xử không chuẩn mực của vị quan chức chính quyền sở tại. Sau khi tiếp nhận nội dung sự việc, Chủ tịch UBND thành phố Nha Trang đã có thư lỗi người dân. Trong thư viết, Chủ tịch UBND thành phố Nha Trang xin lỗi và nhận khuyết điểm trong công tác quán triệt, lãnh đạo tổ chức thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn thành phố, nhất là đã để xảy ra vụ việc nêu trên. Qua kiểm tra bước đầu, UBND thành phố Nha Trang nhận thấy, ông Trần Lê Hữu Thọ đã nhận thức chưa đầy đủ Chỉ thị 16, dẫn đến xử lý không đúng khi làm nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19, có thái độ ứng xử thiếu chuẩn mực đối với người dân trong khi thi hành công vụ, tạo bức xúc trong dư luận. Cùng với bức thư, chính quyền thành phố Nhà Trang đã quyết định Chủ tịch phường Vình Hòa sẽ thay thế vị trí Trưởng ban Phòng chống dịch của ông Trần Lê Hữu Thọ, đồng thời, yêu cầu Ban Phòng chống dịch liên ngành trả lại xe máy bị tạm giữ cho người công nhân.  Điều đáng tiếc là sau vụ việc này, người công nhân đã bị Công ty cho thôi việc cùng với gần một tháng lương lao động.

Một sự việc tương tự cũng đã xảy ra vào trung tuần tháng 6/2021. Ông  Nguyễn Huy Cảnh ở Cẩm Giàng đem một ít hoa sen lên thành phố Hải Dương bán. Nhưng thật không may là ông đã bán ngay trong khu phố đang thực hiện giãn cách xã hội. Ông Cảnh đã bị chính quyền phường lập biên bản xử phạt  với mức cao nhất 3 triệu đồng. Vụ việc đã được phản ánh lên chính quyền thành phố Hải Dương và được lãnh đạo thành phố ra quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông  Nguyễn Huy Cảnh, vì cho rằng, ông Cảnh chỉ vô tình vi phạm quy định nên được hưởng tình tiết giảm nhẹ.Theo đó, ông chỉ phải nộp phạt 1 triệu đồng (thay vì 3 triệu đồng như trước đó). Quyết định sửa đổi, bổ sung này được dư luận đánh giá thể hiện sự nghiêm túc lắng nghe và tinh thần cầu thị của chính quyền địa phương.

Có lẽ không cần bình luận thêm, vì bánh mì là lương thực, thực phẩm. 

PV 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Phóng sự ảnh
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Tỷ giá ngoại tệ