Xác lập không gian văn hóa đọc
Văn hóa đọc là một khái niệm đa nghĩa, ở nghĩa rộng là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của một cộng đồng xã hội và của các nhà quản lý, cơ quan quản lý nhà nước; còn ở nghĩa hẹp, đó là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân được hình thành từ thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc.
Muốn phát triển nền văn hoá đọc phải phát triển ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh. Đó chính là nền tảng của một xã hội học tập, của việc học suốt đời, một yêu cầu cũng là một thách thức của xã hội hiện đại.
(Theo Nguyễn Hữu Viêm)
QPTĐ-Tầm quan trọng của sách và việc đọc sách, tự học đối với sự phát triển của mỗi cá nhân và nền văn hóa – giáo dục quốc gia đã được khẳng định trong lịch sử nhân loại mà không cần chứng minh thêm. Sách thực sự là nguồn của cải và là di sản quý báu của các thế hệ, như Nhà bác học Lê Quý Đôn từng nói: “Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng/Không bằng kinh sử một vài pho”. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định: “Trong cách học, phải lấy tự học làm cốt” và đọc sách không thể thiếu trong “tự học”. Sách mang lại niềm vui và tri thức phục vụ cho học tập, nghiên cứu, công việc và nâng cao các kỹ năng của bản thân. Trong thời đại chuyển đổi số xuất hiện nhiều phương pháp đọc sách mới và việc xác lập không gian văn hóa đọc đang phát huy hiệu quả trong việc phát triển văn hóa đọc.

Hội sách Hà Nội lần thứ 8 năm 2023 được tổ chức bên bờ Hồ Gươm.