A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thành phố Hà Nội sơ kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

QPTĐ-Sáng 14-8, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) thành phố Hà Nội đã tổ chức sơ kết 6 tháng đầu năm và định hướng nhiệm vụ trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm 2024. Đồng chí Lê Hồng Sơn, Phó hủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội chủ trì hội nghị.

Quang cảnh hội nghị.

Đánh giá kết quả công tác 6 tháng đầu năm cho thấy, Hội đồng phối hợp PBGDPL Thành phố luôn nhận được chỉ đạo sát sao của Trung ương, Bộ Tư pháp, Thành ủy, UBND Thành phố; chủ động, sáng tạo thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền PBGDPL các quy định liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp, phổ biến thực tiễn chấp hành pháp luật, chính sách mới thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế-xã hội, triển khai thực hiện Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ, Dự án đường Vành đai 4 trên địa bàn Thành phố, đất đai, giao thông, phòng, chống tham nhũng, cải cách hành chính, chính quyền đô thị, chuyển đổi số, môi trường, trật tự an toàn xã hội. Các đơn vị cấp Thành phố tích cực tuyên truyền pháp luật trong 6 tháng đầu năm 2024, đó là: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tư pháp, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động Thành phố, Đoàn Luật sư, Hội Nông dân, Bộ Tư lệnh Thủ đô, Công an Thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải... công tác tuyên truyền, PBGDPL triển khai thực hiện thường xuyên, liên tục, vừa sâu, vừa rộng, ngày càng thu hút đông đảo được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên và nhân dân trên địa bàn tham gia tạo thành phong trào tìm hiểu pháp luật, thực hiện theo pháp luật sôi nổi trên địa bàn Thủ đô; bên cạnh thực hiện hình thức PBGDPL truyền thống, các ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương đã tổ chức sáng tạo, áp dụng nhiều hình thức, mô hình PBGDPL mới hiệu quả, tiết kiệm được nguồn lực, phù hợp với đối tượng, địa bàn và tình hình kinh tế-xã hội ở địa phương. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL tiếp tục được đẩy mạnh, tiếp tục sử dụng nhiều ứng dụng mới để tuyên truyền theo phương thức hiện đại như chuyển tải dưới inforghapic, video điện tử, mạng xã hội, fanpage, màn hình Led, qua thiết bị điện tử tại nhà chung cư, khu đô thị, tin nhắn điện tử, thư điện tử...

Các ý kiến phát biểu tại hội nghị.

Trong 6 tháng đầu năm, toàn Thành phố đã tiếp nhận tổng số 1.311 vụ việc hòa giải, đã tiến hành hòa giải thành 1.055/1.243 vụ việc (đạt tỷ lệ 84.88%), 68 vụ việc đang tiến hành hòa giải. Mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” (đạt tỷ lệ 78.49%) đã ngày càng phát huy hiệu quả, gắn công tác hòa giải ở cơ sở với phương châm dân vận khéo và các mô hình tự quản cộng đồng tại địa phương. Đã có 555/579 xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, đạt tỷ lệ 96%. Nhiều quận, huyện, thị xã có số phường, xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đạt tỷ lệ 100%.

Tại hội nghị, các ý kiến đã tập trung thảo luận làm rõ một số vấn đề còn tồn tại trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nhất là công tác giải ngân, chi cho truyền thông báo chí trong công tác tuyên truyền; cơ chế đặt hàng cơ quan báo chí để tuyên truyền, PBGDPL.

Về phương hướng 6 tháng cuối năm 2024, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội xác định 11 nhiệm vụ trọng tâm, như chỉ đạo các sở, ngành, đoàn thể Thành phố tăng cường tuyên truyền, truyền thông về Luật Thủ đô (sửa đổi) và Luật Đất đai đi vào cuộc sống; tiếp tục tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền, PBGDPL; khai thác có hiệu quả các ứng dụng mạng xã hội trong công tác tuyên truyền, PBGDPL; tổ chức triển khai vận hành Trang thông tin điện tử tuyên truyền, phổ biến pháp luật của Hội đồng phối hợp PBGDPL Thành phố đạt hiệu quả.

Văn Tuân


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Phóng sự ảnh
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Tỷ giá ngoại tệ