A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tìm hiểu chính sách - pháp luật

 

Hỏi: Bố tôi nhập ngũ năm 1978, tháng 9/1978 chiến đấu tại mặt trận phía Tây Nam thuộc biên giới Việt Nam-Campuchia, tại đơn vị C13, D6E2F9, Quân đoàn 4. Năm 1982, bố tôi được phục viên về địa phương nhưng bị thất lạc giấy tờ, chỉ còn 1 giấy chứng nhận bị thương ở Viện Quân đoàn 4 thuộc Sư đoàn 9 (bản gốc); 1 Bằng khen của Bộ Quốc phòng (bản gốc), đã được hưởng chế độ theo Quyết định số 62 của Thủ tướng Chính phủ. Vừa qua, bố tôi làm hồ sơ xin xét duyệt chế độ thương binh, Ban CHQS thành phố Phủ Lý yêu cầu phải có giấy quyết định phục viên (bản gốc) mới chấp nhận hồ sơ của bố tôi. Trường hợp của bố tôi phải làm như thế nào?

Trả lời: Hiện nay việc xác lập hồ sơ đề nghị giám định thương tật, giải quyết chế độ thương binh đối với người bị thương còn lưu giữ được các giấy tờ có ghi vết thương thực thể (giấy chứng nhận bị thương, giấy ra viện, phiếu chuyển thương…) được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 202/2013/TT-BQP ngày 07/11/2013 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn về trình tự, thủ tục xác nhận; tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng.
Tại điểm d khoản 5 Điều 11 Thông tư số 202/2013/TT-BQP quy định đối với người bị thương đã chuyển ra ngoài Quân đội chưa được giám định thương tật, trong hồ sơ đề nghị phải có: "Bản sao có chứng thực quyết định phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, hưu trí, thôi việc. Trường hợp không còn quyết định thì phải có giấy xác nhận của Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện về thời gian công tác trong Quân đội".
Trường hợp ông còn giấy chứng nhận bị thương gốc, không còn quyết định phục viên, đề nghị ông liên hệ với Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện khi về phục viên để được xem xét, cấp giấy xác nhận về thời gian công tác trong Quân đội theo quy định.

Cục Chính sách
 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Phóng sự ảnh
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Tỷ giá ngoại tệ