A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại của Cách mạng Tháng Tám 

QPTĐ-Nhận xét về ý nghĩa của Cách mạng Tháng 8, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào. Mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: Lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa. Một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”.

Mít tinh tổng khởi nghĩa tại Quảng trường Nhà hát lớn Hà Nội.  (Ảnh: Tư liệu) 

Có thể thấy, Cách mạng Tháng Tám 1945 có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn, không chỉ trong lịch sử chiến tranh Việt Nam mà có ý nghĩa đối với toàn thế giới. Chính thắng lợi đã dẫn tới việc khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có ý nghĩa to lớn đối với dân tộc ta và ý nghĩa sâu sắc với quốc tế. Kết quả đó là một trong những trang sử vẻ vang nhất, chói lọi nhất của lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc; giúp nhân dân ta đã đập tan ách phát-xít Nhật, lật đổ sự thống trị của thực dân Pháp suốt gần 100 năm, xóa bỏ chế độ phong kiến hàng nghìn năm, đưa dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới-Kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Cùng với đó, Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành Đảng cầm quyền chuẩn bị điều kiện cho những thắng lợi tiếp theo.

Đối với thế giới, Cách mạng Tháng 8 góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai; cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng. Có ảnh hưởng to lớn đến các nước Lào và Campuchia.

Quay lại với lịch sử, ngay từ cuối thế kỷ 19, sau khi xâm lược nước ta, thực dân Pháp đã thi hành chính sách thống trị vô cùng tàn bạo. Chúng chia cắt đất nước ta, xóa tên nước Việt Nam trên bản đồ thế giới, thẳng tay chém giết những người yêu nước, cướp đoạt ruộng đất, tài nguyên, bóc lột dân ta đến tận xương tủy, thực hiện chính sách ngu dân, dùng thuốc phiện, rượu cồn làm cho nòi giống ta suy nhược. Khi phát-xít Nhật xâm lăng Đông Dương, thực dân Pháp “quỳ gối” đầu hàng, dân ta chịu hai tầng áp bức, đó là quân phiệt Nhật và thực dân Pháp. 

Theo tổng hợp từ các tài liệu, từ cuối năm 1944, đầu năm 1945, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói thảm thương. Song phát huy truyền thống kiên cường chống ngoại xâm của dân tộc, lớp lớp các bậc trung nghĩa đứng lên chống thực dân Pháp giành độc lập, tuy nhiên họ đã thất bại vì không có một đường lối cứu nước đúng đắn. Chỉ đến khi Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin-lý luận cách mạng tiên tiến của thời đại-Người đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn và sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã tiến hành các cao trào cách mạng, vượt qua bao hy sinh, tổn thất để giành thắng lợi trong Cách mạng Tháng Tám, đem lại cuộc biến đổi xã hội chưa từng có và tạo ra bước ngoặt vĩ đại của lịch sử dân tộc.

Ngày 19/8/1945, đường phố Hà Nội ngập tràn cờ đỏ sao vàng. (Ảnh: tư liệu)

Để giành được thắng lợi Cách mạng Tháng Tám có nhiều yếu tố, tuy nhiên có nguyên nhân chính. Về khách quan: Chiến thắng của Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít, nhất là chiến thắng Đức, Nhật của Liên Xô đã cổ vũ tinh thần, niềm tin cho nhân dân ta trong đấu tranh giải phóng dân tộc. Tạo thời cơ để nhân dân ta đứng lên Tổng khởi nghĩa. Nguyên nhân chủ quan, đó chính là truyền thống yêu nước nồng nàn của dân tộc ta; Đảng đã đề ra đường lối chiến lược, chỉ đạo chiến lược và sách lược đúng đắn. Trên cơ sở lý luận Mác- Lênin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam; Đảng có quá trình chuẩn bị suốt 15 năm; rút những bài học kinh nghiệm thành công và thất bại qua các cuộc khởi nghĩa.

Đánh giá về bài học rút ra từ thắng lợi Cách mạng Tháng Tám, trong một bài viết của mình, Trung tướng Lê Văn Hân từng khẳng định: Trước tiên, đó chính là bài học về xác định đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn và phương pháp cách mạng thích hợp của Đảng Cộng sản Việt Nam; thứ 2 là việc dự báo thời cơ, nắm chắc thời cơ, không bỏ lỡ thời cơ; thứ 3 đó là việc xây dựng lực lượng cách mạng, từ lực lượng chính trị đến lực lượng quân sự, huy động được lực lượng của toàn dân vào cuộc đấu tranh chung; thứ 4 là vấn đề kết hợp thời, thế và lực để lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh; đó là bài học phân hóa kẻ thù, biết mình biết địch, nhân nhượng có nguyên tắc; bài học thứ 5 là khởi nghĩa từng phần đi đến tổng khởi nghĩa toàn quốc để giành thắng lợi hoàn toàn cho một cuộc cách mạng.

Cát Tường


Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 4 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Phóng sự ảnh
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Tỷ giá ngoại tệ