A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bảo đảm đầy đủ, kịp thời công tác hậu cần cho các nhiệm vụ

 

QPTĐ-Ngày 11/7/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 121/SL thành lập Tổng cục Cung cấp và cử đồng chí Trần Đăng Ninh, Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng làm Chủ nhiệm Tổng cục. Đến tháng 1/1955, Tổng cục Cung cấp đổi tên thành Tổng cục Hậu cần. Ngay sau khi thành lập, Tổng cục đã phối hợp với các bộ, ngành Trung ương, địa phương và các đơn vị trong toàn quân, xây dựng ngành lớn mạnh, làm tốt nhiệm vụ bảo đảm hậu cần cho các chiến dịch, đặc biệt là các chiến dịch lớn như: Chiến dịch Điện Biên Phủ, Chiến dịch Hồ Chí Minh..., đáp ứng tốt yêu cầu đảm bảo hậu cần cho cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và phía Bắc, bảo đảm hậu cần cho các đơn vị làm nghĩa vụ quốc tế, cho lực lượng hải quân trụ vững ở Trường Sa, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Tổ quốc.

Tăng gia, sản xuất cải thiện đời sống bộ đội ở Tiểu đoàn Thiết giáp 47.

Bước vào thời kỳ đổi mới, Tổng cục Hậu cần đã chủ động nghiên cứu đổi mới phương thức bảo đảm vật chất hậu cần phù hợp với việc chuyển đổi mô hình quản lý kinh tế của Nhà nước; tham mưu, chỉ đạo và tham gia xây dựng hậu cần khu vực phòng thủ các tỉnh, thành phố; xây dựng kế hoạch bảo đảm hậu cần cho phòng thủ đất nước, đồng thời, đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học-công nghệ, cải tiến trang thiết bị đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội, tích cực tham gia thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước về xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Phong trào thi đua “Ngành Hậu cần quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy” được toàn quân sôi nổi hưởng ứng, tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác hậu cần quân đội, xây dựng ngành vững mạnh.     

Hưởng ứng sâu rộng các cuộc vận động của Chính phủ, Bộ Quốc phòng và các ban, bộ, ngành Trung ương; đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Cuộc vận động Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ” và Phong trào Thi đua Quyết thắng; dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, ngành hậu cần Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội nhiều năm qua luôn nêu cao ý chí quyết tâm,  bảo đảm đầy đủ, kịp thời mọi nhu cầu về hậu cần cho nhiệm vụ thường xuyên, đột xuất; đời sống sinh hoạt, sức khỏe của bộ đội. Công tác quản lý, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí duy trì thường xuyên, có nền nếp và đạt được hiệu quả cao. Công tác hậu cần đã bám sát đời sống bộ đội, có nhiều đổi mới, chủ động, sáng tạo. 

Cục Hậu cần theo dõi, chỉ đạo bảo đảm tốt hậu cần cho các đơn vị huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, diễn tập và huấn luyện lực lượng dự bị động viên. Giữ vững ổn định định lượng ăn, tăng cường cải tiến, chế biến món ăn đáp ứng yêu cầu chất lượng, dinh dưỡng. Triển khai các nội dung kết hợp quân- dân-y; chỉ đạo công tác cấp cứu, thu dung, điều trị tại các tuyến quân y bảo đảm đúng chế độ quy định. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng, hệ thống y tế địa phương, triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch, nhất là dịch bệnh Covid-19. Xác định rõ "nhiệm vụ chống dịch là nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình của lực lượng vũ trang Thủ đô", Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã chủ động tham mưu, đề xuất, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, không để dịch bệnh lây nhiễm trong các đơn vị; huy động các nguồn lực với khả năng cao nhất, bảo đảm đời sống, sinh hoạt cho người dân cách ly, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tiếp nhận, vận chuyển và chăm sóc cách ly công dân tại các khu vực cách ly tập trung.

Cùng với đó, Cục Hậu cần Bộ Tư lệnh còn tăng cường công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe bộ đội, ứng dụng nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật để đẩy mạnh tăng gia sản xuất. Đặc biệt, Phong trào thi đua “Xây dựng đơn vị nuôi quân giỏi, quản lý quân nhu tốt” được triển khai đồng bộ; thường xuyên nắm chắc tình hình biến động giá thị trường, chủ động tạo nguồn lương thực, thực phẩm chất lượng tốt, chú trọng tăng gia, sản xuất, chế biến, duy trì thực hiện nền nếp nhà ăn, nhà bếp. Từ các nguồn thu tăng gia sản xuất, dịch vụ kinh tế, các đơn vị đã đưa thêm vào hỗ trợ tiền đun ga từ 1.000 đến 2.000 đồng/người/ngày; các ngày lễ tết 60.000-100.000 đồng/người/ngày. Nhiệt lượng bình quân của các đối tượng đều đạt và vượt quy định của Bộ Quốc phòng từ 120 đến 150 Kcalo/người/ngày. Quá trình Bộ Tư lệnh triển khai thực hiện các dự án xây dựng, Cục Hậu cần thường xuyên chủ động tham mưu, giám sát và đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án, công trình đã được phê duyệt. Hằng năm, Cục Hậu cần bảo đảm điện, nước, vật chất, doanh cụ, dụng cụ sinh hoạt cho bộ đội đầy đủ, kịp thời; chủ động kiểm tra, tổ chức bảo trì, sửa chữa các công trình trong quá trình sử dụng.... Các loại phương tiện vận tải luôn được khắc phục về tình trạng kỹ thuật, niên hạn sử dụng đáp ứng tốt nhiệm vụ, duy trì hệ số kỹ thuật phương tiện sẵn sàng chiến đấu Kt=1, thường xuyên = 0,85 đến 0,93, đáp ứng kịp thời nhiệm vụ vận chuyển thường xuyên, đột xuất, không có cán bộ, chiến sĩ vi phạm kỷ luật trong vận chuyển và tham gia giao thông....

Khắc ghi lời Bác Hồ dạy: "Công việc cung cấp cũng quan trọng như việc trực tiếp đánh giặc trước mặt trận. Cung cấp đủ súng đạn, đủ cơm áo cho bộ đội thì bộ đội mới đánh thắng trận... "Cán bộ, nhân viên, chiến sĩ ngành hậu cần Bộ Tư lệnh đã và đang bảo đảm tốt công tác hậu cần, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. 

Hồng Thư


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Phóng sự ảnh
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Tỷ giá ngoại tệ