A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Các cường quốc chạy đua vũ khí hạt nhân

 

QPTĐ-Trong một báo cáo của Lầu Năm Góc vừa công bố tuần qua (3/11), kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc có thể mở rộng nhanh chóng lên 700 đầu đạn (năm 2027) và 1.000 đầu đạn (năm 2030). 

Trước đó (9/2020), Bộ Quốc phòng Mỹ đệ trình Quốc hội Mỹ một báo cáo, ước tính Bắc Kinh sở hữu khoảng 200 đầu đạn hạt nhân và sẽ tăng lên nhanh chóng, ít nhất là gấp đôi trong thập niên tới, dự báo trên phù hợp với chiến lược mở rộng, hiện đại hóa lực lượng hạt nhân của nước này đang theo đuổi. 

Mỹ mới trang bị đầu đạn hạt nhân W76-2 cho tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Trident II. (Ảnh: Internet)

Hiện, Mỹ chỉ sở hữu 3.750 đầu đạn hạt nhân, trong đó có 1.357 đầu đạn đã được triển khai, giảm mạnh so với hơn 20.000 đầu đạn vào cuối Chiến tranh Lạnh. 

Lầu Năm Góc cảnh báo, Trung Quốc đang xây dựng 3 căn cứ tên lửa với hàng trăm giếng phóng sẽ chứa các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. 

Theo Liên minh các nhà khoa học Mỹ (FAS), Trung Quốc đã xây dựng 300 giếng phóng tên lửa hạt nhân tầm xa ở 3 khu vực vùng sa mạc Ngọc Môn, khu vực Tân Cương, phía Tây nước này tại tỉnh Cam Túc-Chuyên gia M.korda và H.Kristensen (FAS ngày 2/11) cho hay. 
Cũng theo FAS, hiện Trung Quốc đang sở hữu 350 đầu đạn hạt nhân, Mỹ và Nga, mỗi nước sở hữu 40.000 đầu đạn, kể cả trong kho dự trữ. 

Gần đây, Trung Quốc đã có nhiều vụ phóng thử tên lửa và vũ khí siêu thanh, là động thái “đáng quan ngại”, năng lực quân sự của Bắc Kinh đã lớn hơn lên rất nhiều-Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Đô đốc Ch.A.Richard nhận định.  

Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi Trung Quốc cam kết tiếp tục thực hiện “các biện pháp thiết thực để giảm nguy cơ chạy đua vũ trang gây mất ổn định”.

Trước đó (9/2021), tại Hội nghị về kiểm soát vũ khí của NATO họp ở Copenhagen (Đan Mạch), Tổng Thư ký NATO J.Stoltenberg cho biết: Trung Quốc đang nhanh chóng mở rộng kho vũ khí hạt nhân của nước này một cách không hạn chế với nhiều đầu đạn hơn và hệ thống tinh vi hơn. Bắc Kinh sẽ được hưởng lợi từ việc kiểm soát lẫn nhau cũng như sự minh bạch hơn. 

    Phản ứng trước việc Trung Quốc công khai tự do phát triển tên lửa, vũ khí hạt nhân, Nghị sĩ Đảng Cộng hòa M.Turner thuộc Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ cho rằng: Quán trình xây dựng lực lượng hạt nhân của Trung Quốc là chưa có tiền lệ. Việc triển khai vũ khí hạt nhân của Bắc Kinh không ngoài mục đích nhằm “đe dọa Mỹ và các đồng minh của Mỹ”. “Tất cả các quốc gia có trách nhiệm cần lo ngại và lên án việc Trung Quốc từ chối tham gia đàm phán về kiểm soát vũ khí-Ông M.Turner nói. 

Trước đó, Mỹ đã nhiều lần kêu gọi Nga, Mỹ và Trung Quốc tham gia đàm phán ba bên, tiến tới một hiệp ước về kiểm soát vũ khí mới. Tuy nhiên, Trung Quốc lấy lý do, số vũ khí hạt nhân sở hữu đang rất nhỏ bé so với Mỹ và Nga nên không tham gia. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra thông điệp, nếu Mỹ cắt giảm số vũ khí hạt nhân xuống ngang bằng Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh sẽ ngồi vào bàn đàm phán về cắt giảm vũ khí hạt nhân với hai nước. 

Sau khi Mỹ, Nga hủy bỏ Hiệp ước INF về kiểm soát tên lửa tầm trung, hai cường quốc vũ khí nhạt nhân Nga và Mỹ chỉ còn mối ràng buộc duy nhất là Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (SART mới) được gia hạn, có hiệu lực từ năm 2011. 

Theo số liệu báo cáo công khai (10/2021), Nga có 527 tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) và máy bay ném bom hạng nặng đã triển khai; 1.458 đầu đạn hạt nhân được triển khai trên các ICBM, SLBM, máy bay ném bom hạng nặng và 742 bệ phóng ICBM, bệ phóng SLBM, máy bay ném bom hạng nặng triển khai và chưa triển khai. 

Thỏa thuận START mới, được Tổng thống Mỹ J.Biden gia hạn ngay sau khi nhậm chức (1/2021) quy định, Nga và Mỹ, mỗi nước chỉ được triển khai tối đa 700 ICBM, SLBM và máy bay ném bom hạng nặng; 1550 đầu đạn cho ICBM, SLBM và máy bay ném bom hạng nặng; 800 bệ phóng ICBM, SLBM, máy bay ném bom hạng nặng.  

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Tổng thống J.Biden ưu tiên vấn đề ổn định chiến lược khi họp hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Nga V.Putin (6/2021) và điều này, cũng áp dụng lặp lại trong chính sách với một quốc gia hạt nhân khác, đó là Trung Quốc. 

Hiện, mối quan hệ ngoại giao Mỹ-Nga-Trung rất khó kiểm soát sau những biến cố trên chính trường. Mối quan hệ Nga-Mỹ, Nga-NATO xấu đi nghiêm trọng sau sự kiện Crimea, Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ; Mỹ và phương Tây cấm vận Nga; bùng phát cuộc nổi dậy ở miền Đông Donbass, Ukraine. 

Đầu tháng 11 vừa qua, lại xảy ra “sự cố” ngoại giao khi Nga và NATO trục xuất nhân viên ngoại giao, khiến mối quan hệ giữa Moskva và Brussels vốn đã “cơm chẳng lành, canh không ngọt” lại thêm phiền phức. 

Sự căng thẳng trong quan hệ Nga-NATO, Nga-Mỹ về nhiều lĩnh vực từ kinh tế, quân sự, quốc phòng và ngoại giao, trong tình hình hiện nay, chỉ có lợi cho Trung Quốc, có cơ hội phát triển tiềm lực quân sự, trong đó có vũ khí hạt nhân, vũ khí siêu thanh.

Một thông tin được xem là nóng, bất ngờ đưa ra, Mỹ đã đi sau Trung Quốc về chương trình phát triển vũ khí siêu thanh? Theo đó, Mỹ đã không thành công trong hai, ba cuộc thử nghiệm vũ khí siêu thanh và phải đến năm 2023, chương trình thử nghiệm này mới thành công-Lầu Năm Góc đưa tin, trong khi Trung Quốc và Nga đã đưa vũ khí siêu thanh Mach-5, Mach-9 vào biên chế?


Thời gian vừa qua, Tổng thống Nga V.Putin tuyên bố, đã thành công trong cuộc đua vũ khí siêu thanh và tên lửa đạn đạo, hạt nhân khủng, cũng là lời cảnh báo, học thuyết về vũ khí hạt nhân của Mỹ đã phá sản, khi vũ khí mới hiện đại tiên tiến ra đời.

LINH AN


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Phóng sự ảnh
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Tỷ giá ngoại tệ