A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tìm hiểu chính sách - pháp luật

 

Hỏi: “Tôi nhập ngũ tháng 4/1966, đến 10/1967, tôi được điều vào Nam chiến đấu thuộc Trung đoàn 16 đóng tại Củ Chi, Gia Định. Đến tháng 9/1968, tôi bị địch bắt và đưa ra giam tại nhà tù Phú Quốc. Tháng 02/1973, tôi được trao trả và đơn vị tiếp nhận đưa về điều dưỡng tại Trung đoàn 127 Tiên Yên, Móng Cái. Tháng 10/1974, tôi về phục viên, đơn vị chỉ cấp duy nhất một Giấy chứng nhận quân nhân phục viên và một phiếu lập hồ sơ trợ cấp đong gạo. Ngoài ra, tôi không được cấp bất cứ một loại giấy tờ gì khác kể cả lý lịch quân nhân. Nay tôi được biết Nhà nước có chế độ cho những người bị bắt tù đày trong thời gian tham gia kháng chiến, vậy tôi có được hưởng chế độ không và phải làm những thủ tục gì?

Trả lời: Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và các văn bản hướng dẫn thực hiện, quy định: Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày là người được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền công nhận trong thời gian bị tù, đày không khai báo có hại cho cách mạng, cho kháng chiến, không làm tay sai cho địch. Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị bắt tù, đày được hưởng các chế độ ưu đãi. Việc triển khai tổ chức thực hiện chế độ này thuộc thẩm quyền của ngành Lao động-Thương binh và Xã hội. Căn cứ quy định nêu trên; đối chiếu với quá trình công tác theo trình bày thì Ông thuộc đối tượng được xem xét, giải quyết chế độ theo quy định. Đề nghị Ông liên hệ với ngành Lao động-Thương binh và Xã hội địa phương nơi cư trú để được hướng dẫn cụ thể.

Cục Chính sách
 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Phóng sự ảnh
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Tỷ giá ngoại tệ