A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Trừng phạt đi đôi với thu hồi tài sản tham nhũng

 

QPTĐ-Kết quả thi hành án năm 2021 thấp hơn năm 2020-Đó là chia sẻ của Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) Nguyễn Quang Thái với báo chí. 

Theo đó, nhóm vụ việc liên quan đến án kinh tế, tham nhũng chỉ chiếm 0,49% tổng số phải thi hành nhưng số tiền thu lớn (gần 25%), tập trung vào địa bàn một số địa phương. Nguyên nhân khó khăn bởi tài sản không rõ nguồn gốc, tài sản liên quan đến nhiều người, người chiếm đoạt đã phân tán tài sản sau khi phạm tội. 

Ông Thái cho biết thêm: Trong số 100 vụ lớn đã lên đến hàng trăm ngàn tỉ đồng thu hồi. Mỗi vụ có số tài sản thu hồi từ hơn trăm tỉ đồng đến hàng ngàn tỉ đồng như vụ liên quan đến Hứa Thị Phấn (Cố vấn Ngân hàng), Huỳnh Thị Huyền Như (Phó phòng VietinBank), Phạm Công Danh (Chủ tịch Ngân hàng VNCB), Phan Văn Anh Vũ (Vũ nhôm, Chủ tịch Công ty 79) hoặc các vụ bán “đất vàng, giá bèo” xảy ra ở Thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến các bị can bao gồm cựu Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Tất Thành Cang; các cựu Phó Chủ tịch UBND Thành phố: Nguyễn Thành Tài, Nguyễn Hữu Tín, Trần Vĩnh Tuyến và cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng; hai cựu Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng: Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến…  

Trong các vụ án liên quan, bị tuyên hình phạt tù giam, ông Đinh La Thăng (cựu Chủ tịch PNV) phải bồi thường 630 tỉ đồng nhưng mới thi hành được 4,5 tỉ đồng. Vụ án Ethanol Phú Thọ thiệt hại 543 tỉ đồng, Trịnh Xuân Thanh (cựu Chủ tịch PVC) phải bồi thường 143 tỉ đồng; Vũ Thanh Hà (cựu Tổng giám đốc PVB) 100 tỉ đồng nhưng Thanh đã chuyển khu biệt thự Tam Đảo 3.400 m2 của PVC cho bố đẻ? Nguyễn Văn Dương (chủ mưu vụ đánh bạc ngàn tỉ xuyên quốc gia) phải thi hành gần 1.400 tỉ đồng nhưng tài sản chung, khó phân định? Phạm Thị Bích Lương (cựu Giám đốc AgriBank Nam Hà Nội) kê biên được 10 tỉ đồng, trong số thi hành 2.500 tỉ đồng. Huỳnh Thị Huyền Như kê biên 500 tỉ trong số thi hành 11.000 tỉ đồng. Hay như vụ án Ngân hàng Đại Dương, Hà Văn Thắm và Nguyễn Xuân Sơn phải bồi thường 2.000 tỉ đồng… 

Vừa qua, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị 04-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng, tiêu cực. Các ban, bộ, ngành và địa phương đã có kế hoạch triển khai thực hiện, với mục đích nghiêm trị kẻ tham ô, tham nhũng, tiêu cực; không có vùng cấm, không có ngoại lệ; truy cứu đến cùng tội phạm, xét xử đúng người, đúng tội; triệt để thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, làm thất bại “giấc mơ đen” của tội phạm hòng “hy sinh đời bố, củng cố đời con”. Bài học vụ đại án Mobifone mua AVG là ví dụ về thu hồi đủ tài sản tham nhũng, bị chiếm đoạt. 

Cơ quan điều tra thu hồi gần 9.000 tỉ đồng, nhiều nhất từ trước đến nay trong các vụ án tham nhũng, tuyên án 14 bị can, trong đó có 2 cựu Bộ trưởng, 2 cựu Tổng giám đốc, 5 cựu Phó tổng giám đốc từ hơn 10 năm tù đến Chung thân. Cựu Chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ nộp gần 8.800 tỉ đồng; còn lại các quan chức khác 100 tỉ đồng: Nguyễn Bắc Son (66,5 tỉ đồng) , Trương Minh Tuấn (4,1tỉ đồng), Lê Nam Trà (2,5 triệu USD), Cao Duy Hải (11 tỉ đồng) đã tham nhũng, nhận hối lộ. 

Thế mới hay, tuyên phạt tù kẻ phạm tội là mới thực thi được một nửa án kinh tế, tham nhũng nếu như không thu hồi đủ tài sản bị kẻ gian chiếm đoạt!

NHẬT MINH
 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Phóng sự ảnh
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Tỷ giá ngoại tệ