A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thận trọng với đặc sản online trong dịp Tết

QPTĐ-Tin về Phòng Cảnh sát môi trường, Công an Thành phố Hồ Chí Minh bắt quả tang nhân viên một cơ sở chế biến thực phẩm tại Phường 7, Quận 8 đang dùng một loại chất lỏng (nghi hóa chất công nghiệp) để ngâm tẩy rửa thịt ốc, khiến người tiêu dùng không khỏi “giật mình”! Thịt ốc vốn là món ăn được nhiều người ưa thích vì vừa ngon, vừa rẻ…nhưng qua vụ việc này, người tiêu dùng sẽ kinh sợ vì hậu họa mà món ăn khoái khẩu ngâm chất tẩy rửa công nghiệp gây ra…Vụ việc mới được phát hiện trên đây chỉ là một, trong vô số các vụ vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm mà các cơ quan chức năng phát hiện gần đây. Đây cũng là lời cảnh báo đối với người tiêu dùng, phải hết sức tỉnh táo khi mua sắm thực phẩm dịp Tết, đặc biệt là mua sắm đặc sản online.

Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm. (Ảnh: Internet)

Mua sắm trên mạng hiện đang thịnh hành trong thời buổi công nghệ vi tính ưu việt của nó, ngoài hàng hóa tiêu dùng, thì mua sắm thực phẩm cũng trở nên nhộn nhịp, nhất là trọng dịp Tết. Người tiêu dùng chỉ cần vào mạng là có thể tìm các loại thực phẩm vừa đa dạng, phong phú, vừa hiếm hoi mà chỉ có thị trường mạng mới đáp ứng được. Các sản phẩm phục vụ Tết được giới thiệu rất đa dạng trong các nhóm mua bán online như: Chợ quê, đồ homemade, đồ handmade... Trong đó, có thịt lợn xông khói, thịt trâu gác bếp, nấm hương, măng khô, mắc khén, hạt dổi…là sản vật trung du, miền núi phía Bắc. Nem chua, bánh tôm hay khô gà lá chanh, hạt điều, rong biển của miền Trung, Tây Nguyên, Nam bộ. Cá kho làng Vũ Đại, Lý Nhân, Hà Nam; bánh mứt kẹo Hà Nội độc đáo bởi sản xuất theo yêu cầu của khách…Mặc dù nhiều sản phẩm không có nhãn mác, không được đăng ký chất lượng nhưng việc mua bán online vẫn chiếm thị phần lớn, cho thấy lượng người giao dịch, mua bán là không nhỏ và một điều cũng lạ là sản phẩm thường có giá cao hơn so với giá thị trường, mặc dù không có thương hiệu, nhãn mác mà chỉ là “hàng xách tay” đúng nghĩa, nhưng vẫn được nhiều khách hàng đặt mua, mà lại rất hài lòng, thậm chí còn “đi khoe” với người khác là mua được hàng “độc”, hàng “hiếm”…

Mua sắm online có đủ các yếu tố về sự tiện lợi như không mất thời gian “đi chợ”, có đủ các mặt hàng tự chọn tùy thích và cuối cùng là hàng được mang đến tận nơi. Nhưng mua sắm online cũng không phải là tránh hết được sự rủi ro, đôi khi còn “dở khóc, dở cười” vì hàng hóa theo kiểu “đầu dê, thịt chó”, nhưng cái điều mà các cơ quan chức năng quản lý về lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm lưu ý là nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng, quy trình sản xuất các loại thực phẩm-nhất là các loại đặc sản được chào mời trên chợ mạng, nếu không, người tiêu dùng sẽ không khỏi lâm vào tình thế “tiền mất, tật mang”. Trước tình hình đó, mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 238/KH-UBND về bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Tân Sửu và lễ hội Xuân 2021. Theo đó, thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán, lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại. Công tác này tập trung vào việc sản xuất, buôn bán hàng hóa không bảo đảm chất lượng, vi phạm an toàn thực phẩm và gian lận thương mại; các mặt hàng thiết yếu, có nhu cầu tiêu dùng lớn trong dịp Tết… Các lực lượng chức năng cũng đẩy mạnh kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, các website, mạng xã hội, các ứng dụng bán hàng trực tuyến…

Đối với người tiêu dùng, thì cần hết sức thận trọng khi mua sắm hàng đặc sản online trong dịp Tết.

PV
 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Phóng sự ảnh
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Tỷ giá ngoại tệ